Trẻ bị mất tập trung, tiếp thu chậm: Nguyên nhân và cách cải thiện

Trẻ bị mất tập trung, tiếp thu chậm: Nguyên nhân và cách cải thiện
Trẻ bị mất tập trung, tiếp thu chậm: Nguyên nhân và cách cải thiện

Mất tập trung, tiếp thu chậm làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Mất tập trung, tiếp thu chậm xảy ra do nhiều nguyên nhân có thể từ môi trường, yếu tố tâm lý tác động lên trẻ… Tình trạng mất tập trung, tiếp thu chậm ở trẻ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí não của con. Do đó, ba mẹ nên có những biện pháp cải thiện giúp con tăng khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức.

Nguyên nhân trẻ bị mất tập trung, tiếp thu chậm

Môi trường

Môi trường xung quanh có tác động rất lớn đến sự tập trung của trẻ. Môi trường quá ồn ào như: tiếng còi xe, nhạc to, nói chuyện,…. sẽ làm trẻ mất tập trung, gây gián đoạn đến quá trình tiếp thu kiến thức. Trẻ không thể ghi nhớ bài nhanh, hay gặp phải tình trạng học trước quên sau.

Môi trường ảnh hưởng đến sự tập trung
Môi trường ảnh hưởng đến sự tập trung

Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá yếu cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Ánh sáng quá yếu hoặc quá cao sẽ khiến mắt trẻ phải điều tiết nhiều, dẫn đến tình trạng khô mắt, mỏi mắt, gây khó chịu cho trẻ. Vì vậy, ánh sáng không đảm bảo cũng khiến trẻ mất tập trung, tiếp thu chậm hơn.

Có nhiều đồ vật trên bàn như: đồ chơi, đồ ăn,…cũng tác động lớn đến sự tập trung của trẻ. Những thứ này rất dễ khiến trẻ phân tâm, xao nhãng, chỉ nghĩ đến làm sao để nhanh được chơi, nhanh được ăn. Như vậy, khả năng tập trung của trẻ kém, dẫn đến không chú ý vào bài tập dẫn đến tiếp thu chậm hơn, ghi nhớ kém hơn.

Môi trường không đảm bảo dễ làm trẻ mất tập trung
Môi trường không đảm bảo dễ làm trẻ mất tập trung

Tâm lý

Mâu thuẫn giữa ba mẹ hay mọi người trong gia đình khiến cho tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. Khi chứng kiến cảnh người thân lớn tiếng, xảy ra bất hòa sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý lo lắng, bồn chồn, căng thẳng. Tâm trạng bất thường, không tốt này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ, khiến trẻ không chú ý và tiếp thu chậm.

Tâm lý ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Tâm lý ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Ngoài ra, những đứa trẻ hay bị chê bai, bị đánh giá thấp về năng lực cũng khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát hơn. Trẻ không dám hỏi bài, thắc mắc hay đưa ra ý kiến của bản thân. Dần dần mất đi hứng thú với bài học, mất tập trung khi làm việc.

Sức khỏe

Trẻ thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng lơ là, mất tập trung và tiếp thu chậm. Tình trạng thiếu ngủ lâu dài còn gây suy giảm trí nhớ và khả năng phản xạ của trẻ. 

Theo khuyến nghị của các chuyên gia của Học viên Nhi khoa Hoa Kỳ, thời gian ngủ hợp lý dành cho từng độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: 14 – 17h/ngày
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: 12 – 16h/ngày
  • Trẻ từ 1 -2 tuổi: 11 – 14h/ngày
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13h/ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 9 -12h/ngày
  • Trẻ từ 13 – 18 tuổi: 8 – 10h/ngày
  • Người trên 18 tuổi: 7 – 9h/ngày
Sức khỏe tốt giúp trẻ phát triển trí não
Sức khỏe tốt giúp trẻ phát triển trí não

Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu sắt, kẽm và các vitamin cũng khiến trẻ bị mất tập trung, ghi nhớ kém và tiếp thu chậm hơn những đứa trẻ khác.

Chỉ số IQ

Kiến thức và những thông tin trẻ nghe được nằm ngoài hoặc dưới khả năng của trẻ cũng khiến trẻ không hứng thú, mất tập trung vào những lời thầy cô. 

Đối với những trẻ có chỉ số IQ thấp, những kiến thức quá phức tạp sẽ khiến trẻ khó hiểu, tiếp thu chậm. Đôi khi không theo kịp bạn bè khiến trẻ chán nản, không muốn học tiếp.

Chỉ số IQ mất tập trungKiến thức không phù hợp với chỉ số IQ cũng khiến trẻ mất tập trung

Với những trẻ có chỉ số IQ cao, những kiến thức quá đơn giản, nhẹ nhàng cũng gây ra sự nhàm chán, không hứng thú và khiến trẻ mất tập trung.

Rối loạn thần kinh

Những trẻ bị tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, tự kỷ,….chính là nguyên nhân khiến khả năng tập trung của trẻ kém. Rối loạn thần kinh khiến trẻ không thể chú ý hay ghi nhớ nhanh được. Tư duy của trẻ cũng trở nên chậm chạp, nhận thức mơ màng.

Rối loạn thần kinh khiến trẻ mất tập trung
Rối loạn thần kinh khiến trẻ mất tập trung

Cách cải thiện tình trạng mất tập trung, tiếp thu chậm ở trẻ.

Thiết lập thời gian biểu khoa học.

Ba mẹ nên xây dựng cho trẻ một thời gian biểu khoa học để trẻ thực hiện theo kế hoạch. Điều này giúp trẻ chủ động hơn, tăng khả năng tập trung trong từng công việc. Ba mẹ nên đan xen giữa thời gian học tập và thời gian thư giãn để trẻ không cảm thấy quá áp lực khi phải học bài lâu hay mải chơi mà quên những việc cần làm khác. 

Lối sống lành mạnh.

Một thói quen sinh hoạt hợp lý, một lối sống lành mạnh sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, trí não phát triển. Ba mẹ nên chú ý những yếu tố sau để cải thiện tình trạng mất tập trung, tiếp thu chậm và ghi nhớ kém ở trẻ.

  • Bữa ăn hàng ngày: Ba mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt, tăng cường thực phẩm giàu Omega, sắt, kẽm và các vitamin như: cá hồi, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, các loại rau xanh,… Các dưỡng chất này cung cấp năng lượng cho não bộ, đẩy nhanh quá trình truyền tải thông tin, giảm tình trạng mất tập trung và ghi nhớ kém ở trẻ.
Bữa ăn lành mạnh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho não bộ
Bữa ăn lành mạnh bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho não bộ
  • Giấc ngủ: Đảm bảo trẻ ngủ đủ thời gian khuyến nghị với từng độ tuổi. Ba mẹ cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con và không nên để trẻ thức khuya sau 23h00. Trước khi, trẻ ngủ ba mẹ tránh cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Khi ngủ đủ giấc, não bộ có đủ năng lượng hoạt động, trẻ sẽ tập trung hơn tiếp thu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
  • Tập thể dục: Ba mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao nhiều hơn như: đạp xe, chạy bộ, chơi cầu lông, bơi lội,….Sức khỏe được nâng cao mà trẻ vẫn có thể thư giãn sau thời gian học tập căng thẳng. Sau khi vận động, cơ thể sảng khoái hơn, tinh thần được thả lỏng, nâng cao sự tập trung.
Thường xuyên cho trẻ tập thể dục nâng cao sức khỏe, thư giãn đầu óc
Thường xuyên cho trẻ tập thể dục nâng cao sức khỏe, thư giãn đầu óc

Tâm sự với trẻ

Đôi khi trẻ bị mất tập trung do quá lo lắng, áp lực vì không hiểu bài. Ba mẹ nên chú ý và quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tâm sự với trẻ để biết những khó khăn trẻ đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những lời khuyên để trẻ vượt qua sớm hơn.

Chia nhỏ từng nhiệm vụ

Đối với những nhiệm vụ, bài tập lớn, ba mẹ nên chia nhỏ ra thành nhiều bước để tránh trình trạng bài quá nhiều khiến trẻ sợ học, mất tập trung. Chia nhỏ nhiệm vụ giúp trẻ dễ dàng hoàn thành từng công việc và hứng thú với các nhiệm vụ tiếp theo hơn.

Cốm trí não G-Brain – hỗ trợ trẻ bị mất tập trung, tiếp thu chậm

Cốm trí não G-Brain là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiên phong ở Việt Nam dành cho trẻ bị mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém, tiếp thu chậm.

Cốm trí não G-Brain cung cấp hàm lượng lớn DHA, Vitamin và các dưỡng chất khác từ tảo Spirulina, quả óc chó, yến mạch,…Giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho não bộ phát triển tốt. Kích thích phát triển 2 bán cầu não và bảo vệ tế bào thần kinh khỏe mạnh. Từ đó, giảm thiểu tình trạng mất tập trung, xao nhãng, ghi nhớ kém ở trẻ.

Cốm trí não G-Brain - hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ mất tập trung
Cốm trí não G-Brain – hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ mất tập trung

Cốm bổ não G-Brain với thành phần 100% tự nhiên, được nhập khẩu chính ngạch từ Đan Mạch, Hoa Kỳ. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chuẩn GMP. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo Bộ Y tế. Cốm trí não G-Brain cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 3 tháng và không để lại tác dụng phụ khi cho trẻ sử dụng lâu dài.

Ba mẹ có thể đặt mua Cốm trí não G-Brain để cho trẻ dùng thử ngay tại đây: https://com-tri-nao.com/danh-muc-san-pham/san-pham/ 

Hoặc ba mẹ cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 1900 866 845 – 0971 276 598

Fanpage: https://www.facebook.com/Grandnutritioncompany

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *